Da bị cháy nắng phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả nhất 2023
-
Người viết: Hoài
/
Mùa hè là thiên đường của những mùa được yêu thích nhất trong năm, với nhiều hoạt động thể thao và giải trí ngoài trời. Thế nhưng, sau những giờ phút vui chơi dưới nắng, nhiều người phải đối diện với tình trạng da sạm đen, cháy nắng, bỏng nắng. Vậy với trường hợp da bị cháy nắng cần phải làm sao, xử lý như thế nào?
1 - Da cháy nắng là gì?
Da cháy nắng có những dấu hiệu như ửng đỏ, bỏng ráp và phồng rộp
Sau khi tiếp xúc với tia UV có trong ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo khác trong một thời gian dài, làn da sẽ trở nên ửng đỏ, bỏng rát, phỏng rộp. Điều này khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng, kéo theo hàng loạt các hệ lụy khác như lão hóa, nám da, ung thư da… Tình trạng da bị cháy nắng xuất hiện khi bạn không có sự bảo vệ từ các trang phục mũ, áo, kính râm hay kem chống nắng.
2 - Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng
Nhiều người thắc mắc rằng, vì sao dù đã chống nắng bằng mũ áo rồi mà làn da vẫn bị đen sạm? Trên thực tế, tình trạng da bị cháy nắng này là do làn da đã tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím). Bức xạ của tia cực tím có bước sóng ngắn, do đó mắt người không thể nhìn thấy. Chúng vẫn hiển hiện trong không khí, khi mặt trời xuất hiện, ngay cả thời điểm thời tiết bão bùng, mưa gió, âm u…
Tia UV được chia thành 3 loại chủ yếu dựa vào bước sóng: Bao gồm tia UVA, UVB và UVC. Đối với tia UVC trước khi tiếp xúc với mặt đất đã bị tầng ozone chặn lại, nên phổ biến nhất vẫn là hai loại UVA và UVB. Tia UVA có khả năng gây tổn thương lão hóa, trong khi tia UVB chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bỏng da.
Tia UV trực tiếp tác động vào da, gây ra những hệ lụy xấu về lâu dài
Khi tiếp xúc với da, tia UV chính là tác nhân kích thích cơ thể gia tăng hoạt động sản xuất melanin - Thành phần sắc tố nằm ở lớp thượng bì của da, quy định màu sắc da. Quá trình này được coi là phản ứng bảo vệ cơ thể tránh bị cháy nắng, giảm thiểu tình trạng tổn thương da nặng hơn. Thế nhưng lượng sắc tố melanin sản xuất ở mỗi người lại được quy định bởi bộ gen, và chính vì thế có tình trạng cơ thể không sản xuất đủ melanin để bảo vệ da. Lúc này, tia UV sẽ gây ra tình trạng bỏng rát, đau, sưng nề, đỏ và xuất hiện nám, tàn nhang…
Có tới 80% tia UV có thể xuyên qua mây, tiếp xúc với mặt đất và làn da. Nước, cát, tuyết hay thậm chí cửa kính, gương… những bề mặt đều có thể phản xạ được với tia cực tím; gây bỏng da ở mức độ tương tự như khi tiếp xúc trực tiếp.
3. Các yếu tố nguy cơ khiến da cháy nắng
Một vài cá thể sở hữu các đặc điểm sau có nguy cơ bị cháy nắng cao hơn:
- Những người có làn da sáng màu
- Người sống tại khu vực hoặc đi du lịch những vùng có khí hậu nóng, khu vực có ánh nắng mặt trời hoạt động mạnh.
- Người thường xuyên hoạt động/làm việc ngoài trời
- Người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các nguồn sáng nhân tạo mà không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ da nào.
- Người sử dụng các mỹ phẩm/hoạt chất trong thuốc làm tăng khả năng bắt nắng của da.
4. Các biểu hiện của làn da bị cháy nắng
Làn da cháy nắngđể lại những hậu quả nặng nề về sau nếu không có biện pháp bảo vệ và chăm sóc phù hợp
Biểu hiện rõ rệt nhất của một làn da bị cháy nắng chính là tình trạng ửng đỏ, cảm giác da nóng, đau, sưng nề và hơi ngứa ngáy. Nếu để lâu khoảng vài tiếng sẽ xuất hiện các bọng nước nhỏ trên bề mặt da. Trường hợp cháy nắng nặng có thể gặp phải những cơn đau đầu, sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi lừ đừ. Đây là biểu hiện cơ thể đã mất nước nghiêm trọng và cần phải tới bác sĩ có chuyên môn để thăm khám, điều trị.
Bất kỳ phần nào của cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều có nguy cơ bị tổn thương, bao gồm cả vùng dái tai, da dầu, các vùng mi mắt và môi. Đặc biệt vùng da nào đã được che chắn vẫn có thể bị cháy nắng vì tia UV có thể xuyên được qua chất liệu mỏng.
5 . Cách khắc phục khi da bị cháy nắng
Để khắc phục tình trạng da bị cháy nắng, có rất nhiều biện pháp đơn giản, tuy nhiên chỉ áp dụng được cho những người bị tổn thương da do tia UV ở mức độ nhẹ. Bạn có thể tìm ngay những công thức sau để làm dịu da, gồm:
Nước mát
Cháy nắng được hiểu như phản ứng viên của da. Để giảm viêm, cách dễ dàng nhất chính là hạ nhiệt độ của khu vực bị ảnh hưởng, điều này sẽ giúp cho làn da giảm cảm giác bỏng rát ngay lập tức. Bạn có thể dấp nước mát vào khăn đắp trên da hoặc dội nước mát vào da. Cần lưu ý không dùng nước đá/đá viên lạnh áp dụng trực tiếp trên bề mặt vì nó có thể gây ra nhiều thương tổn hơn cho vùng da bị cháy nắng.
Nha đam
Có thể sử dụng nha đam như một mẹo để làm dịu da bị cháy nắng nhanh chóng
Gel lô hội (nha đam) được biết đến với rất nhiều công dụng, trong đó phải kể đến khả năng làm mát và dịu da nhanh chóng. Bạn có thể bôi trực tiếp lớp gel trên da để xoa dịu cảm giác bỏng rát cũng như cung cấp độ ẩm cho da bị cháy nắng. Cần lưu ý phần gel nha đam này đã được loại bỏ nhớt để tránh hiện tượng ngứa ngáy, dị ứng.
Bột yến mạch
Pha loãng bột yến mạch với nước sau đó đắp trên vùng da bị cháy nắng cũng có tác dụng làm giảm đi cảm giác khó chịu khi bị cháy nắng. Tuy nhiên bạn không nên dùng trên làn da có vết thương hở và thời gian đắp không quá 30 phút.
6 - Một số lưu ý để chăm sóc và bảo vệ làn da bị cháy nắng
Luôn tập thói quen sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp để bảo vệ da trước khi đi ra ngoài
Để chăm sóc và bảo vệ làn da bị cháy nắng, bạn nên lưu ý các yếu tố:
- Lựa chọn trang phục mỏng nhẹ, có chất liệu từ các loại sợi tự nhiên như cotton. Chất liệu này giúp quần áo thông thoáng, không bám vào bề mặt da gây sự cọ xát cho làn da đang nhạy cảm.
- Uống nhiều nước: Làn da bị cháy nắng sẽ cần nhiều độ ẩm để phục hồi từ bên trong. Ngay cả khi bạn không khát, hãy uống nước thành từng ngụm nhỏ để gia tăng độ ẩm cho làn da.
- Sử dụng kem/mặt nạ dưỡng ẩm: Các sản phẩm kem dưỡng hay mặt nạ dưỡng ẩm phục hồi da có thể là giải pháp làm lành da nhanh chóng. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm chuyên biệt dùng riêng cho da nhạy cảm, không chứa chất tạo màu, tạo mùi để hạn chế gây kích ứng da.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10h sáng tới 4h chiều: Bởi đây là thời điểm bức xạ mặt trời lên cao nhất, vì thế bạn hãy cố gắng hạn chế ra ngoài khi không cần thiết.
- Sử dụng kem chống nắng SPF từ 30 trở lên: Các sản phẩm chống nắng và son dưỡng chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên sẽ bảo vệ làn da toàn diện nhất. Nên bôi kem chống nắng trong khoảng từ 15 - 20 phút trước khi ra ngoài, thoa lặp lại sau mỗi 2h hoặc 4h tùy thuộc vào hoạt động trong ngày của bạn (vận động ngoài trời ra nhiều mồ hôi hoặc đi bơi…)
- Che chắn kỹ lưỡng: Các trang phục tối màu, che kín tay, cổ, chân, mũ rộng vành, khẩu trang và các loại kính mát có khả năng chống tia UVA/UVB sẽ là vật bất ly thân của bạn nếu phải hoạt động ngoài trời.
Trên đây là một số lưu ý để khắc phục tình trạng da bị cháy nắng. Hãy bỏ túi ngay những bí quyết này để thoải mái tận hưởng một mùa hè đúng nghĩa!